Cách xử lý mùi hôi trên chăn đơn giản
Nhiều chị em rất đau đầu vì vấn đề mùi hôi của chăn, kể cả khi đã vất vả giặt sạch chúng rồi đem phơi khô mà vẫn có mùi khó chịu. Mùa đông hay mùa hè nhà nào cũng cần dùng chăn, vệ sinh chúng thì lại không đơn giản như quần áo. Hiểu được khó khăn mà các chị em đang có, hôm nay Không Gian Sạch sẽ đưa ra các giải pháp để giúp chị em xử lý vấn đề trên.
Mùi hôi trên chăn từ đâu ra? Nguyên nhân mùi hôi trên chăn
1. Mùi hôi thuốc nhuộm của chăn mới
Chăn cũng như quần áo, khi mới mua về cần giặt sạch trước khi dùng. Vệ sinh chăn lúc này sẽ giúp bạn vừa diệt khuẩn, loại bỏ các bụi bẩn, mùi hôi của thuốc nhuộm bám trên vỏ chăn trong quá trình sản xuất các hóa chất nhuộm vải chưa thấm hết.
2. Mùi hôi trong quá trình sử dụng chăn
Vào mùa đông và đầu xuân, trời mưa nhiều, thời tiết ẩm ướt, nồm là thời điểm làm cho chăn của chúng ta bốc mùi khó chịu, ẩm mốc, đặc biệt là những chiếc chăn dày. Tác hại khôn lường tới sức khỏe từ một cái chăn bẩn từ đây mà ra. Nhất là nhà nào có trẻ nhỏ. Việc vệ sinh chăn thời điểm này là bài toán khó đối với mỗi chị em phụ nữ.
Ngoài ra, các mùi hôi trong quá trình dùng do chính chúng ta tạo ra cũng không ít, ví dụ như mùi nước tiểu của trẻ nhỏ, mùi thức ăn nước uống rơi xuống chăn… Mùi hôi đi kèm với các vết loang lỗ, vừa mất thẩm mĩ, vừa hại sức khỏe.
3. Mùi hôi do giặt và phơi khô chăn không đúng cách
Các chị em có bao giờ thắc mắc khi đem chiếc chăn đã phơi khô ráo vào sử dụng nhưng lại nồng nặc mùi khó chịu. Hãy cùng Không Gian Sạch tìm hiểu nguyên nhân nhé. Thứ nhất, mùi hôi đó là do trước khi đưa chăn đi phơi bạn vắt nước chưa kiệt, để nước đọng lại nhiều, dẫn tới lớp giữa khô lâu, gây ra mùi. Thứ hai, chọn thời tiết và địa điểm phơi chưa hợp lý, điều này dẫn tới chăn lâu khô và tạo ra mùi. Thứ ba, sau khi giặt xong bạn không xả hương thơm hoặc sử dụng lượng nước xả chưa đủ để làm thơm cả chiếc chăn.
Phương pháp để chăn vừa sạch vừa thơm tho là gì?
Nhiều chị em thường tiết kiệm thời gian giặt chăn bằng cách đem chúng tới các tiệm giặt ủi. Tuy nhiên Không Gian Sạch khuyên các bạn tốt nhất hãy tự giặt chăn tại nhà thay vì đem ra tiệm giặt, vì các bạn sẽ không biết chăn của mình được giặt như thế nào, sử dụng hóa chất gì để giặt, và có đảm bảo sạch sẽ không. Còn nếu không thể giặt tại nhà thì hãy lựa chọn cơ sở uy tín để giặt chăn nhé.
Việc quan trọng nhất trước khi tổng vệ sinh cái chăn của bạn là hãy xem dự báo thời tiết xem có nắng ấm đủ để phơi chăn không, nếu đang là mùa mưa thì tốt nhất nên giặt bằng máy giặt và nhớ dùng thêm một một lượng nước xả vải nhiều hơn ngày nắng to.
Lựa chọn địa điểm phơi cũng khá quan trọng, hãy chọn chỗ thoáng, nhiều nắng nhất để diệt vi khuẩn, nấm mốc và chăn vẫn có mùi thơm dễ chịu. Đối với các ngày không có nắng, bạn có thể dùng máy sấy để sấy sơ qua chăn trước khi đem đi phơi, và nên để nguội chăn trước khi sử dụng nhé.
Một điều nữa, là hãy lột trái chăn trước khi phơi để chăn không bị phai màu nhé.
Hãy tách cái chăn của bạn ra hai phần để xử lý, điều này sẽ giúp cả cái chăn sạch sẽ và thơm tho hơn
1. Xử lý mùi hôi của vỏ chăn
- Công đoạn 1: Giặt vỏ chăn
Để giặt sạch các vết ố bẩn loang màu và xử lý mùi hôi trên vỏ chăn chúng ta áp dụng công thức sau:
½ chén bột giặt + ½ chén hàn the + ½ chén Baking Soda
Chúng ta ngâm vỏ chăn đã làm ướt vào dung dịch đã pha loãng trên tầm 10 phút để các bẩn mềm ra giúp chúng ta vò và chà dễ dàng hơn. Sau đó giặt lại vỏ chăn bằng nước sạch nhiều lần cho tới khi sạch bọt xà phòng.
- Công đoạn 2: Sử dụng nước xả vải để tạo mùi thơm cho vỏ chăn
Áp dụng công thức sau:
½ giấm + 10 giọt tinh dầu hoa trà + 5 giọt tinh dầu hoa oải hương
Hãy ngâm vỏ chăn trong dung dịch trên khoảng 15 phút, đừng ngâm lâu quá, sẽ phản tác dụng, tạo ra mùi hôi khó chịu.
Cuối cùng, hãy cố gắng vắt kiệt nước, hoặc sử dụng máy giặt để sấy khô vừa phải rồi đem ra phơi dưới ánh nắng trực tiếp.
2. Xử lý ruột chăn
- Công đoạn 1: Giặt ruột chăn
Ruột chăn là phần khó xử lý nhất của chăn và thường được giặt ít hơn, ví dụ đối với chăn mỏng thì vỏ chăn giặt 2 tuần 1 lần thì ruột chăn có thể 1 tháng 1 lần, đối với chăn dày hơn thì vỏ chăn giặt 2 tuần 1 lần và ruột chăn 2 tháng 1 lần. Vì chỉ cần lớp vỏ chăn được đảm bảo sạch sẽ thì lớp ruột chăn cũng sẽ đỡ phần nào bốc mùi khó chịu.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau (tùy vào khối lượng và kích thước chăn của bạn để đong lượng vừa đủ):
Bột giặt + nước rửa chén + thuốc tẩy ít clo + bột hàn the
Thời gian ngâm ruột chăn với dung dịch trên sẽ lâu hơn vỏ chăn vì ruột chăn dày hơn nhiều, bạn ngâm tầm 20-25 phút để loại bỏ các mùi hôi ở mọi ngóc ngoách của ruột chăn nhé. Sau khi giặt sạch các vết bẩn và khử được mùi hôi thì xả lại với nước sạch nhiều lần.
- Công đoạn 2: Sử dụng nước xả vải để ruột chăn được thơm tho
Tương tự như vỏ chăn, bạn áp dụng công thức trên để xả ruột chăn nhưng định lượng sẽ nhiều hơn, thời gian ngâm ruột chăn trong nước xả vải cũng lâu hơn để mùi thơm của nước xả vải len lỏi vào toàn bộ ruột chăn.
Mách chị em một số mẹo nhỏ khi giặt chăn
- Lựa chọn bột giặt có độ PH trung bình, ít bọt để giúp chăn mềm mại và bền lâu hơn, đặc biệt là đối với chăn lông, hoặc bạn có thể thay thế bột giặt bằng nước rửa chén và dầu gội đầu có mùi hương bạn ưa thích
- Không nên giặt một lúc quá nhiều chăn
- Đảm bảo chăn đã khô ráo, kiểm tra kỹ phần ruột chăn vì đây là lớp lâu khô nhất trước khi cất chăn hoặc sử dụng chăn
- Đối với chăn giặt xong mang cất lâu ngày thì nên cho vào túi hút chân không hoặc túi nilon kín, điều này giúp chăn đỡ ẩm mốc.